Thông báo

Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài KHCN cấp cơ sở Đại học Huế năm 2013

Đại học Huế trân trọng thông báo Danh mục các đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2013 đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt tại Quyết định số 1751/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 9 năm 2012.

Các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện, xin mời nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Huế.

Thời gian nộp hồ sơ: trước ngày 25/9/2012

Địa điểm nộp hồ sơ: xem chi tiết dưới đây.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với Phòng KHCN-HTQT của các đơn vị.

* Tải file toàn bộ danh mục đề tài tại đây.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế:

1. Hàm phân vị và ứng dụng trong mô hình hóa dáng điệu giá chứng khoán trong thị trường tài chính

Mục tiêu:

- Xây dựng các kỹ thuật để biểu diễn giá của một chứng khoán bằng cách mô hình hóa các tính chất đuôi của phân phối lợi suất hoặc log –lợi suất.
- Phát triển mô hình bằng cách sử dụng một lớp các hàm phân vị, một số phương pháp ước lượng, phương pháp hồi quy phân vị để ứng dụng trong thị trường tài chính Việt nam một cách chủ động và hiệu quả.

Nội dung:

Đề xuất một loại mô hình diễn tả các tính chất của đuôi phân phối dựa vào một lớp các hàm phân vị thống kê, các mô hình này sẽ biểu diễn tốt dáng điệu diễn biến của giá chứng khoán.

Sản phẩm dự kiến : 02 bài báo đăng ở tạp chí trong nước; đào tạo 03 Cử nhân.

2. Đặc trưng của tập lồi và các bài toán liên quan.

Mục tiêu: Sử dụng các công cụ của giải tích hiện đại, bao gồm giải tích hàm, giải tích lồi, lý thuyết độ đo và lý thuyết xác suất để nghiên cứu một số đặc trưng hình học, giải tích của tập lồi trong không gian Banach; trên cơ sở đó nghiên cứu một số bài toán liên quan trong giải tích hàm.

Nội dung:

- Đưa ra các xấp xỉ hình học cho thể lồi, các bất đẳng thức liên quan đến thể tích của thể lồi;
- Đặc trưng tập lồi bị chặn bởi các đối tượng hình học như nón tiếp xúc, nón pháp tuyến, nón lùi xa, hàm tựa;
- Nghiên cứu mở rộng một số kết quả kinh điển như Định lí tách, Định lí Sandwich;
- Xấp xỉ chuẩn trên không gian hữu hạn chiều bởi các đa thức thuần nhất.

Sản phẩm dự kiến: 02 báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành quốc gia; 01 bài báo gửi đăng tạp chí quốc tế, VJM, Acta Math.Viet., 01 bài báo đăng tạp chí Đại học Huế; đào tạo 03 Thạc sĩ.

3. Học khái niệm đối với các cơ sở tri thức trong logic mô tả dựa vào mô phỏng hai chiều

Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết và mở rộng phương pháp học khái niệm cho cơ sở tri thức trong ngữ cảnh logic mô tả dựa trên mô phỏng hai chiều.

Nội dung:

- Nghiên cứu và khái quát hóa phương pháp học máy trong ngữ cảnh logic mô tả.
- Mở rộng phương pháp học khái niệm với bộ từ vựng tổng quát dựa trên mô phỏng hai chiều.
- Xây dựng các quan hệ mô phỏng hai chiều lớn nhất nhằm tối ưu phương pháp học khái niệm và xấp xỉ khái niệm.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc gia, hoặc kỷ yếu của các hội nghị quốc gia, quốc tế; đào tạo 02 Cử nhân

4. Ảnh hưởng của CuO đến các tính chất vật lý của hệ gốm áp điện PZT-PZN-PMnN

Mục tiêu:

- Nghiên cứu chế tạo hệ gốm áp điện PZT-PZN-PMnN pha tạp CuO với các hàm lượng khác nhau.
- Nghiên cứu khả năng hỗ trợ thiêu kết của CuO trong hợp chất PZT-PZN-PMnN và ảnh hưởng của CuO đến các tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm.

Nội dung :

- Nghiên cứu chế tạo gốm PZT-PZN-PMnN pha tạp CuO với hàm lượng từ 0% đến 0,5% kl.
- Khảo sát cấu trúc và vi cấu trúc của hệ gốm chế tạo.
- Khảo sát tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của hệ gốm.
- Mối liên hệ giữa cấu trúc và các tính chất của hệ gốm.
- Xác định nồng độ tạp CuO tối ưu của hệ gốm.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; đào tạo 02 Thạc sĩ và 02 Cử nhân.

5. Nghiên cứu mô phỏng các tính chất vật lý hệ gốm áp điện đa thành phần bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng ngôn ngữ comsol multyphyics

Mục tiêu: Nghiên cứu, mô phỏng các tính chất vật lý của hệ gốm áp điện đa thành phần sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với chương trình Comsol Multiphysics.
Tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng chương trình Comsol Multiphysics.

Nội dung:

- Khảo sát hệ gốm áp điện đa thành phần và nghiên cứu các tính chất vật lý liên quan thông qua phương pháp giải bài toán phần tử hữu hạn với chương trình mô phỏng Comsol Multiphysics.
- Xác định các thông số vật lý của hệ gốm áp điện.
- So sánh, đánh giá kết quả mô phỏng với các kết quả thực nghiệm đã nghiên cứu của các nhóm tác giả trước đây.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước; đào tạo 02 Thạc sĩ.

6. Nghiên cứu xác định và đánh giá hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích khu vực đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu nền về các kim loại Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích đầm Cầu Hai

Nội dung:

- Tìm điều kiện thích hợp để phân hủy mẫu trầm tích (Khảo sát hỗn hợp axit phá mẫu, thời gian, nhiệt độ)
- Xây dựng và đánh giá quy trình phân tích mẫu trầm tích
- Áp dụng quy trình phân tích để xác định Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích đầm Cầu Hai tỉnh Thừa thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 - 02 Cử nhân

7. Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của một số đối tượng tách chiết từ cây riềng ấm (Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt et Smith) ở Nam Đông Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Cung cấp các thông tin về thành phần hóa học và kết quả thử hoạt tính sinh học của tinh dầu, cao chiết và các cấu tử tinh khiết để tìm kiếm sự ứng dụng của cây riềng ấm ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế

Nội dung:

- Chưng cất và xác định thành phần hóa học tinh dầu của lá, thân rễ của cây riềng ấm
- Tách chiết một số cấu tử flavonoid, terpenoid, … trong cao chiết của các dung môi với độ phân cực khác nhau của thân rễ cây riềng ấm
- Xác định cấu trúc của các cấu tử phân lập được
- Thử hoạt tính sinh học: kháng khuẩn (gram âm, gram dương), kháng nấm, kháng vi sinh vật các đối tượng sau: tinh dầu, cao chiết, các cấu tử tinh khiết

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Thạc sĩ và 02-03 Cử nhân; 05 mL tinh dầu mỗi loại và bản thành phần hóa học của tinh dầu lá và thân rễ cây riềng ấm.

8. Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và vai trò chỉ thị sinh học môi trường của nhóm động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Biết được đặc điểm phân bố, biến động về cấu trúc thành phần loài theo sinh cảnh và chất lượng nước mặt sông Hương.
- Sử dụng hệ thống quan trắc sinh học BMWPVIET (Biological Monitoring Working Party) và chỉ số sinh học ASPT (Average per taxon) nhằm đánh giá chất lượng nước mặt sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật không xương sống cỡ lớn có giá trị kinh tế (Thân mềm Hai mảnh vỏ, Chân bụng và Giáp xác) ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nội dung :

- Lập danh lục hoàn chỉnh thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tính đặc trưng của khu hệ và mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài ĐVKXS cỡ lớn đặc trưng, có giá trị kinh tế.
- Phân tích đặc điểm phân bố theo từng nhóm sinh cảnh (nền đáy, độ sâu, lưu tốc dòng chảy), so sánh tính đa dạng thành phần loài giữa các điểm thu mẫu và các thủy vực khác ở ViệtNam.
- Phân tích một số thông số thủy lý hóa học của môi trường nước tại một số thủy vực điều tra thu mẫu. Đánh giá mối quan hệ giữa sự phân bố các loài, nhóm họ ĐVKXS cỡ lớn với điều kiện tự nhiên và chất lượng môi trường. Sử dụng hệ thống tính điểm BMWPVIET (Biological Monitoring Working Party) cho các họ ĐVKXS và chỉ số sinh học ASPT nhằm đánh giá chất lượng nước mặt sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích mối tương quan giữa các thông số lý hóa môi trường nước (DO, BOD5, COD) với chỉ số sinh học ASPT để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở sông Hương.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo vệ các loài ĐVKXS cỡ lớn có ích, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế thuộc các lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Giáp xác (Crustacea) ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 03 bài báo khoa học; đào tạo 02 Cử nhân.

9. Nghiên cứu nhân giống vô tính in-vitro cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia), một loài cây cảnh có giá trị

Mục tiêu: Xây dựng quy trình nhân giống cây kim phát tài bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật, có thể tạo được một số lượng lớn cây giống đồng nhất trong một thời gian ngắn, nhằm góp phần phát triển sản xuất hoa, cây cảnh ở Thừa Thiên- Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Nội dung:

- Nghiên cứu điều kiện khử trùng đối với mẫu nuôi cấy của cây ngoài tự nhiên.
- Nghiên cứu tạo chồi trong điều kiện in-vitro.
- Nghiên cứu nhân chồi in-vitro.
- Nghiên cứu tạo rễ cho chồi in-vitro.
- Chuyển cây con in-vitro ra trồng ngoài đất.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 Thạc sĩ hoặc Cử nhân; 01 qui trình nhân giống vô tính in vitro cây kim phát tài, có thể tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất trong một thời gian ngắn, nhằm phục vụ sản xuất.

10. Ứng dụng tổ hợp các phương pháp thăm dò điện một chiều dự đoán nước dưới đất khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Xác định tổ hợp các phương pháp thăm dò điện một chiều trong tìm kiếm nước dưới đất ở các đới nứt nẻ, hang carstơ của đá vôi khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng chứa nước dưới đất theo các tuyến thăm dò điện khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Nội dung:

- Tổng hợp đặc điểm địa chất khu vực Thanh Tân.
- Đo thử nghiệm nhằm tìm ra tổ hợp các phương pháp tối ưu cho mục đích nghiên cứu.
- Đo đạc, xử lý và luận giải kết quả, xây dựng các mặt cắt theo tài liệu địa vật lý.
- Đánh giá khả năng chứa nước dưới đất theo các tuyến khảo sát khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 Cử nhân.

11. Tính độc lập và sự phối hợp trong hoạt động của tổ chức giám sát dưới triều Nguyễn (1802-1885) và một số vấn đề đặt ra hiện nay

Mục tiêu:

- Khái quát về quá trình ra đời và phát triển của các chức quan, cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ trước triều Nguyễn trong thời kỳ độc lập, tự chủ (1802 – 1885).
- Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan giám sát của triều Nguyễn và thực tiễn hoạt động của cơ quan này.

Nội dung:

- Khái quát về quá trình ra đời, kiện toàn và phát triển của các chức quan, cơ quan giám sát dưới chế độ quân chủ ViệtNam.
- Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát do triều đình nhà Nguyễn (1802 – 1885) quy định.
- Nghiên cứu về thực tiễn hoạt động/thực thi nhiệm vụ của các cơ quan này; từ đó, đề tài sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ở ViệtNamhiện nay.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Cử nhân.

12. Nghiên cứu hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế trên các mặt sau: Thống kê, phân loại; Hình thức ngôn ngữ biểu đạt ; Giá trị biểu trưng; Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá ca dao Thừa Thiên Huế

Nội dung:

- Thống kê, phân loại hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.
- Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.
- Giá trị thẩm mỹ của các tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.
- Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá ca dao Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; 01 sách xuất bản; đào tạo 01 Thạc sĩ; đào tạo 03 Cử nhân.

13. Xây dựng sản phẩm truyền hình cho nhóm đối tượng chuyên biệt khu vực Trung Trung Bộ

Mục tiêu:

- Cung cấp những thông tin thực tế và các nguyên nhân về những biến đổi, những khác biệt của tâm lý tiếp nhận thông tin truyền hình của công chúng khu vực Trung Trung Bộ.
- Đề xuất hướng sản xuất các sản phẩm truyền hình theo hướng hiện đại và chuyên biệt ở khu vực Trung Trung Bộ.
- Giải thích những xu thế tất yếu của sản phẩm truyền hình hiện đại sẽ được sử dụng phục vụ cho công chúng khu vực Trung Trung Bộ và hiệu quả của các kênh thông tin chuyên biệt trong quá trình phân khúc thị trường thông tin tại khu vực này.

Nội dung:

- Những xu thế của truyền thông hiện đại và sự biến đổi, khác biệt của truyền thông hiện đại và truyền thông truyền thống.
- Sự tan rã của cộng đồng tiếp nhận thông tin truyền hình và những biến đổi nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng khu vực Trung Trung Bộ.
- Xu hướng tiếp nhận thông tin truyền hình và hướng sản xuất sản phẩm truyền hình phục vụ cho các nhóm đối tượng chuyên biệt khu vực Trung Trung Bộ.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 03 Cử nhân.

14. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Bush (2001-2009)

Mục tiêu:

- Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ trong 2 nhóm vấn đề chính: Hoa Kỳ với các cuộc chiến tranh ởAfghanistanvàIraq(khái quát) trong tương quan với chính sách Châu Á – Thái Bình Dương.
- Sưu tầm những tư liệu cần thiết nhất để làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các khu vực trọng yếu trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học cần thiết trong việc vận dụng linh hoạt và hiệu quả quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nội dung:

- Làm rõ những diễn biến chính của hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq
- Tìm hiểu những nguyên nhân Hoa Kỳ ít quan tâm đến Châu Á – Thái Bình Dương cũng như sự điều chỉnh của TT G.W.Bush ở cuối nhiệm kỳ
- Đánh giá, rút ra những bài học và lien hệ - dự báo đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Cử nhân.

15. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu: Làm rõ thêm quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa cách mạng Việt Nam

Nội dung:

- Khái niệm về xây dựng, phát triển nền văn hóa ViệtNamtrong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển nền hóa ViệtNamthời kỳ đổi mới
- Tác động của kinh tế thị trường và quan điểm xây dựng, phát triển nền văn hóa ViệtNam
- Đánh giá kết quả, hạn chế, ý nghĩa và nguyên nhân

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo đăng ở tạp chí ĐHH; đào tạo 01 Cử nhân.

Bi?t Th? Gamuda Gardens,Bi?t Th? Gamuda Gardens,Chung C? 317 Tr??ng Chinh,Chung C? 36 Hong C?u D. Le Pont Dor,Chung C? C3 L V?n L??ng,Chung C? Capital Garden 102 Tr??ng Chinh,Chung C? Dolphin Plaza M? ?nh,Chung C? D. PALAIS DE LOUIS,Chung C? D??ng N?i Xun Mai Sparks Tower,Chung C? Ecolife Capitol L V?n L??ng,Chung C? Ecolife Capitol L V?n L??ng,Chung C? Gamuda Gardens,Chung C? Goldmark City 136 H? Tng M?u,chung c? gold season 47 nguy?n tun,chung c? gold season,Chung C? GoldSeason 47 Nguy?n Tun,Chung C? GoldSilk Complex,Chung C? H?i ??ng City HD Mon City,CHUNG C? HA BNH GREEN CITY,Chung C? Hoa?ng Tha?nh Tower,Chung C? Home City Trung Knh,Chung C? Imperial Plaza 360 Gi?i Phng,Chung C? Imperial Plaza 360 Gi?i Phng,Chung C? Mandarin Garden,Chung C? MBLand 219 Trung Knh,Chung C? Modern Interior 41 L V?n L??ng,Chung C? Mulberry Lane,Chung C? Nam ??ngTower Sunrise Tower 187 Ty S?n,Chung C? Park Hill Times City,Chung C? Seasons Avenue,Chung C? Sky City 88 Lng H?,Chung C? Th?ch Bn ,Chung C? The Artemis,Chung C? The Legend Tower 109 Nguy?n Tun,Chung C? The Two Residence,Chung C? The Two Residence,Chung C? Times City,Chung C? Valencia Garden,Chung C? Vinhomes Nguy?n Ch Thanh,Khu ? Th? The Manor Central Park,Khu ? Th? The Manor Central Park,Ti?u Khu PARK VIEW RESIDENCE,chung c? HDI sunrise,vinhomes dragon bay H? Long,vinhomes dragon bay,VINHOMES GARDENIA C?U DI?N,D? n Vinhomes Dragon Bay H? Long, Imperia Sky Garden, Chung c? The Golden Palm L V?n L??ng, d? n tn hong minh tr?n duy h?ng, chung c? riverside garden 349 v? tng phan, chung c? the link ciputra
Người đăng: Administrator

Thông tin tuyển sinh

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh và nộp hồ sơ

Chương trình ERASMUS+

Phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Sinh thái nông nghiệp