Chức năng, nhiệm vụ
(Trích Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)
Điều 30. Nội dung hoạt động khoa học công nghệ
1. Tham gia đề xuất, tuyển chọn chủ trì, chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
2. Triển khai thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đãđược phê duyệt thực hiện.
3. Tổ chức đề xuất, xác định danh mục, tuyển chọn, phê duyệt các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở, đề tài nghiên cứu khoa học của người học của Trường.
4. Công bố các kết quả nghiên cứu, thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ kết quả nghiên cứu, sáng tác.
5. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan.
6. Tổ chức các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ươm tạo, xây dựng doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
7. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học.
8. Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, địa phương và các tổ chức khác trong và ngoài nước.
9. Xuất bản tạp chí khoa học và công nghệ Trường Đại học Khoa học và các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác.
10. Thực hiện các loại hình hoạt động khoa học và công nghệ khác.
Điều 31. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
1. Xây dựng và ban hành các quy định quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Trường theo phân cấp của Đại học Huế và phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo 5 năm và hàng năm, báo cáo Giám đốc Đại học Huế phê duyệt đưa vào kế hoạch chung của Đại học Huế.
3. Ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đẩy mạnh sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Trường phù hợp với các quy định của pháp luật, của Đại học Huế.
4. Điều tiết, huy động và quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ theo phân cấp của Đại học Huế và theo các quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá nghiệm thu, xử lý kết quả các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp theo phân cấp của Đại học Huế, theo quy định của cơ quan quản lý đề tài, nhiệm vụ và của Trường.
6. Xây dựng, quản lý và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ; thực hiện chế độ thông tin và báo cáo về khoa học và công nghệ theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý khoa học và công nghệ khác.
Điều 32. Hoạt động hợp tác quốc tế
1. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của Trường, báo cáo Giám đốc Đại học Huế phê duyệt.
2. Thực hiện các hoạt động đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tiếp nhận, quản lý và triển khai các chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo phân cấp của Đại học Huế, theo quy định của pháp luật và quy định của Đại học Huế.
3. Trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục về xuất, nhập cảnh cho viên chức, người học và khách nước ngoài của Trường theo phân cấp của Đại học Huế và theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý viên chức, người học của Trường ra nước ngoài học tập, thực tập, giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật, tham dự hội nghị, hội thảo và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo phân cấp của Đại học Huế và theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý các đoàn vào, cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Trường giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia các hiệp hội chuyên môn, mạng lưới chuyên gia quốc tế theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế của đơn vị cho Đại học Huế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
8. Tham vấn Đại học Huế và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả và bảo đảm an ninh trong các hoạt động hợp tác quốc tế và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.