Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Khoa Xã hội học và Công tác xã hội
Hoạt động đào tạo ngành Công tác xã hội

Chương trình đào tạo Đại học (Chính quy, Vừa làm vừa học, Liên thông)

 

Trải qua 15 năm đào tạo (2005-2019), số lượng sinh viên theo học ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế có sự biến động theo từng năm. Cụ thể, đối với sinh viên đại học hệ chính quy kể từ năm 2005, đến nay trường đã và đang đào tạo 1425 sinh viên với 15 niên khóa.

Ngoài ra, trường đã và đang đào tạo 774 học viên hệ vừa làm vừa học, liên thông tại các cơ sở liên kết (bảng biểu)

Bảng: Số lượng sinh viên vừa làm vừa học, liên thông ngành công tác xã hội của trường Đại học Khoa học, Đại học Huế qua các năm

Stt

Niên học

Cơ sở liên kết

Số lượng

1

2004 - 2009

Trường Đại học Đông Á, Đà Nẵng, Quảng Bình

100

2

2012 - 2017

Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, TT Huế

310

3

2012 - 2014

TT Huế, Quảng Bình

120

4

2013 - 2018

Quảng Nam, Bình Định

140

5

2015 – 2019

Quảng Nam

40

6

2016 - 2020

Quảng Nam, Bình Định

64

Tổng cộng

774

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Đạo tạo đại học, 2019)

3.2 Chương trình đào tạo Thạc Sĩ

Năm 2019-2020: Chính thức mở các khóa đào tạo Thạc sĩ Công tác xã hội tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (1 khóa đang học tại Huế với 9 học viên và 1 khóa đang học tại Quảng Trị với 11 học viên)

3.3 Chương trình bồi dưỡng, chứng chỉ nghề nghiệp

- Các khóa học “Nghiệp vụ Công tác xã hội trong bệnh viện”

Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế

- Tổ chức thực hiện và đề xuất các dự án, chương trình liên kết với các trường trong và ngoài nước về lĩnh vực Công tác xã hội; tổ chức trao đổi giảng viên với các trường nước ngoài.

- Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên đề với các khoa trong và ngoài trường và với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực Công tác xã hội.

- Phân công và giám sát giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công tác

- Tăng cường trao đổi và mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể như sau:

+ Năm 2012-2015: Chương trình thăng tiến giáo dục Công tác xã hội (gọi tắt là SWEEP) là một Dự án do trường ĐH Bang San José (San José State University - SJSU) điều hành với sự tài trợ của cơ quan Hỗ trợ Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và công ty phần mềm Cisco. Dự án được thực hiện trong thời gian 3 năm (10/2012 đến 9/2015) và được triển khai ở 8 trường đại học Việt Nam đang đào tạo cử nhân ngành công tác xã hội, trong đó có Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Mục đích của SWEEP là nhằm hỗ trợ 8 trường đại học, cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành CTXH với 4 mục tiêu chính là: (1) Tăng cường năng lực quản lý giáo dục cử nhân CTXH cho địa phương và khu vực; (2) Tăng cường năng lực chuyên môn cho giảng viên dạy cử nhân CTXH; (3) Triển khai chương trình đào tạo cử nhân CTXH theo chuẩn kỹ năng; và (4) Tạo ra một mạng lưới kết nối 8 trường đại học với nhau và với Đại học bang San Jose.

+ Năm 2015-2017: Chương trình Erasmus+ KA 107 International Mobility Programme do Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Diak, Phần Lan (Diaconia University of Applied Sciences) tài trợ với kinh phí của EU-granted Erasmus+ International Credit Mobility Programme. Mục đích của dự án này là nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên và sinh viên thông qua việc tham gia các hội thảo quốc tế và các chương trình trao đổi học tập ngắn hạn tại Phần Lan.

 + Bắt đầu từ năm 2019: Tham gia trong mạng lưới dự án "Nâng cao chương trình can thiệp hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và năng lực nghiên cứu về Sa sút trí tuệ tại Việt Nam" do Bệnh viện Lão khoa Trung ương kết hợp với Trường Đại học California Davis, Hoa Kỳ phối hợp và thực hiện. Mục đích của dự án là nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu về Sa sút trí tuệ (SSTT) của các nhà khoa học Việt Nam về các chủ đề khác nhau như dự phòng SSTT và suy giảm nhận thức, dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer, các vấn đề liên quan đến hành vi và xã hội, người chăm sóc bệnh nhân SSTT. Trong khuôn khổ của dự án, đội ngũ giảng viên sẽ có cơ hội được tham gia và thực hiện các đề tài nghiên cứu độc lập với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài; đồng thời, tham gia các buổi tập huấn chuyên đề hay hội thảo khoa học quốc tế với các chủ đề liên quan đến sa sút trí tuệ, sức khỏe tâm thấn và công tác xã hội.

+ Bắt đầu từ năm 2019: Trao đổi và liên kết hợp tác với các tập đoàn Phúc Lợi xã hội (Yutaka Social Welfare Corporation) tại Nagoya, Nhật Bản nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế được tham gia học các lớp kỹ năng hỗ trợ các đối tượng người khuyết tật, người cao tuổi; hợp tác đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo gắn với các đối tượng cụ thể. Đồng thời, thông qua chương trình hợp tác này, sinh viên ngành Công tác xã hội sẽ có thêm cơ hội mới để được tuyển dụng và làm việc tại các tập đoàn Phúc lợi xã hội tại Nhật Bản trong thời gian tới.

+ Năm 2019 – 2021: Bộ môn Công tác xã hội là thành viên trong mạng lưới dự án “Đổi mới toàn diện chương trình đào tạo dựa trên năng lực nhằm nâng cao giá trị cuộc sống ở Việt Nam và Nepal”. Mục tiêu của dự án: Xây dựng phòng thực hành và thư viện nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực tập và trải nghiệm học tập trong không gian hiện đại, đổi mới; Tổ chức các hội thảo trao đổi, đánh giá hoạt động của dự án và triển khai các khóa học chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên và sinh viên trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Điều dưỡng và Công tác xã hội tại hai trường Việt Nam và hai trường tại Nepal trong khuôn khổ dự án; Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận giữa các đối tác trong khuôn khổ dự án nhằm xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến và hướng tới việc hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.